Chuyển đến nội dung chính

Bảo tàng Quang Trung – huyện Tây Sơn Bình Định

Bảo tàng Quang Trung còn được biết đến với tên gọi Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt, là nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Đây được đánh giá là bảo tàng Danh nhân lớn nhất và cũng là điểm đến thu hút được đông đảo khách đến tham quan du lịch và tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc nhiều nhất ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trước khi ghé thăm bảo tàng Quang trung hãy cùng dichvuxunau.com tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về địa điểm này ở đâu, giá vé tham quan, lịch sử hình thành... ngay tại đây nhé.

Khám phá Bảo Tàng Quang Trung Quy Nhơn

Khám phá Bảo Tàng Quang Trung Quy Nhơn

Bảo tàng Quang Trung nằm ở đâu

Bảo tàng Quang Trung nằm ở làng Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 45km về hướng Tây Bắc. Bảo tàng mang tên người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ - thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.

Bảo tàng Quang Trung được xây dựng trên nền nhà cũ của ba anh em Tây Sơn vô cùng uy nghiêm và linh thiêng, nhằm tưởng nhớ đến công lao to lớn của vua Quang Trung trong cuộc chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.

Giờ mở cửa và giá vé bảo tàng Quang Trung

Số điện thoại: 0256 3880780

Thời gian mở cửa:

Buổi sáng: Từ 07h00 đến 11h30

Buổi chiều: 13h30 đến 17h00

Các bạn có thể tham quan bảo tàng vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật

Giá vé hiện nay: 15.000đ/vé.

Trẻ em có chiều cao trên 1,2m sẽ tính vé như người lớn, dưới 1,2m sẽ được miễn phí vé tham quan.

Ngoài ra, nếu bạn muốn trải nghiệm xem biểu diễn võ thuật Tây Sơn thì xuất diễn với đoàn dưới 20 khách sẽ là 400.000đ/đoàn.

Giới thiệu về bảo tàng Quang Trung

Bảo tàng Quang Trung Quy Nhơn được khởi công xây dựng năm 1977 và hoàn thành vào năm 1979. Với sự chung tay góp sức của đông đảo nhân dân qua nhiều lần trùng tu, nâng cấp đến nay đã mở rộng gần 18 ha.

Nằm trong quần thể bảo tàng là công trình được thiết kế với bố cục cân đối tỏa tròn ra tứ hướng, rất nhiều không gian văn hóa bao gồm: tượng đài Quang Trung ở khu trung tâm phía trước, xung quanh là điện thờ Tây Sơn - khu nhà trưng bày vật phẩm bảo tồn - nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn - nhà rông Tây Nguyên.

Nhìn bề ngoài, lối kiến trúc của bảo tàng Quang Trung Tây Sơn mang đường nét cổ, với những hàng cột được nhắc lại có nhịp điệu, và những lớp mái cong khỏe khoắn nhưng vẫn trang nhã, hài hòa.

Bảo tàng Quang Trung Nguyễn Huệ có kiến trúc kiểu chữ đinh, mái vảy mũi hài, góc mái cong hình mũi thuyền, trang trí hoa văn cá hóa rồng. Trên nóc đền là hình “Lưỡng long chầu nguyệt” với chân 5 móng, vảy đính bằng các loại mảnh sứ và thủy tinh xanh, vàng rất sinh động. Phía trên cửa chính là dòng chữ “Tây Sơn Điện”, hai bên là câu đối viết bằng tiếng Hán.

Trước sân có cổng tam quan, kế đó là nhà bia ghi công lao của vị anh hùng Quang Trung bằng chữ quốc ngữ. Khu điện thờ được chia thành ba gian, gian giữa thờ Quang Trung, bên phải thờ Nguyễn Lữ, bên trái thờ Nguyễn Nhạc.

Hai đầu hồi của điện là nơi đặt bàn thờ các văn thần, võ sĩ nhà Tây Sơn: Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm, Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sở, Trần Văn Kỷ, Võ Văn Dũng… Đến đây, bạn có thể được tận tay dâng hương để bày tỏ tấm lòng tôn kính và tưởng nhớ ân đức của các bậc tiền nhân.

Khu vực bảo tàng bao gồm 9 phòng trưng bày những chủ đề khác nhau, lưu giữ khoảng trên 11.690 tư liệu, các hiện vật về triều đại Tây Sơn như tiền đồng, binh khí, sắc phong… với diện tích ban đầu 1.000 m2 và sau mở rộng lên 2.800 m2.

Nhà rông dân tộc Bana được UBND tỉnh Gia Lai tặng tỉnh Bình Định và được dựng trong khuôn viên Bảo tàng. Nơi đây trưng bày các tư liệu, hiện vật về văn hoá của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, lực lượng đã tham gia Phong trào Tây Sơn giai đoạn tụ nghĩa.

Tham quan bảo tàng Quang Trung

Trong bảo tàng Quang Trung không chỉ lưu giữ rất nhiều hiện vật quan trọng có giá trị lịch sử về cuộc khởi nghĩa, mà còn là nơi lưu lại dấu tích ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Trong khu vườn cũ của gia đình vua Quang Trung vẫn còn lưu giữ 2 di tích cực kỳ quý giá: cây me và giếng nước xưa. Tương truyền là đã có từ thời ông bà Hồ Phi Phúc (thân sinh của ba anh em Tây Sơn). Cây me cổ thụ từng che mát anh em họ Nguyễn hiện đã trên dưới 300 năm tuổi, gốc cây có chu vi 3,9m, tán rộng đến 30 mét, cành lá rậm rạp, tỏa bóng mát cả một góc vườn.

Cây me cổ thụ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao bằng công nhận Cây Di sản vào năm 2011. Ngoài giá trị lâu năm, cảnh quan, cây me này có ý nghĩa đặc biệt về mặt văn hóa, lịch sử, được xem là biểu tượng cho sức sống, sự trường tồn của phong trào Tây Sơn trong lòng dân tộc.

Giếng nước cổ nằm bên phải điện Tây Sơn với đường kính là 0,9m. Nguyên tác được xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ bởi sau này dân làng mới trùng tu để làm giếng chung cho cả làng. Hãy tận hưởng những ngụm nước ngọt mát, trong vắt được kéo lên từ cái giếng cổ, nguồn nước nuôi dưỡng ba anh em Nguyễn Huệ trưởng thành.

Các bậc cao niên trong làng cho biết, trước đây, ai đau ốm lên điện dâng hương xin nước uống, bệnh sẽ chóng khỏi. Người dân nơi đây còn cho rằng uống nước giếng này sẽ được hưởng lộc tổ tiên, uống mạch nguồn nơi chôn nhau cắt rốn của nhà Tây Sơn nên trí được minh, nghĩa được bền, tình được vẹn.

Xem võ thuật và biểu diễn trống trận

Tương truyền rằng, chính người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã chủ trương đưa nhạc trống vào luyện võ, nhằm giúp sĩ khí của ba quân tăng cao trong luyện tập cũng như chiến đấu, góp phần vào thắng lợi đánh tan 29 vạn quân Thanh, tiến vào giải phóng thành Thăng Long mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).

Bộ trống bao gồm 12 cái trống tượng trưng cho 12 con Giáp. Thứ tự được xếp thành dàn theo 3 hàng từ nhỏ đến lớn. Một bài trống gồm 3 hồi: Xuất quân, Hãm thành, Khải hoàn. Nghệ thuật đánh trống điêu luyện khiến người nghe cảm nhận cảnh mưa rào thác đổ.

Nhạc võ Tây Sơn mang âm hưởng các bài nhạc tuồng. Khi hành quân, là lúc tiếng trống khoan thai. Lúc vây hãm quân thù, là hồi trống dồn dập không ngừng thể hiện khí thế thần tốc, hùng dũng và ác liệt, làm người xem tưởng như có súng nổ, gươm khua, ngựa hí, tiếng binh đao chạm vào nhau. Và khi đoàn quân chiến thắng là lúc hồi trống thu quân trở nên sôi nổi, vui tươi.

Sau khi tái hiện lại những màn trống trận năm xưa, tiếp theo là tiết mục múa quyền, côn với các loại khí giới khác rất hấp dẫn. Tất cả như hiện ra trước mắt, hình ảnh nữ đô đốc Bùi Thị Xuân uy nghi, mạnh mẽ trên bành voi cầm quân, khiển tướng...

Xem phim về cuộc khởi nghĩa

Đến bảo tàng Quang Trung nhiều du khách tỏ ra rất thích thú khi xem phim lịch sử. Đó là một bộ phim kể về lịch sử hình thành phát triển và những chiến tích lẫy lừng trong cuộc đời của người anh hùng vĩ đại trí dũng song toàn. Người đã chinh chiến khắp nơi đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Bắc-nam, xoá bỏ sự chia cắt đất nước và đánh đuổi được đại quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, góp công lớn vào công cuộc bảo vệ đất nước.

Cảnh phim được dàn dựng rất công phu, để có thể cung cấp cho người xem cái nhìn tổng quan về vị anh hùng dân tộc, qua đó thêm tự hào, thêm yêu quê hương đất nước.

Ngoài ra, hằng năm tại Bảo tàng Quang Trung có tổ chức các nghi lễ tri ân ba anh em nhà Tây Sơn phải kể đến như: ngày hiệp kỵ (15 tháng Mười Một), lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (mùng 5 tháng Giêng), ngày giỗ Hoàng Đế Quang Trung (29 tháng Bảy)... Trong những ngày này, Bảo tàng Tây Sơn cùng ban Nghi lễ Điện long trọng tổ chức lễ cúng kỵ theo nghi thức truyền thống của dân tộc thu hút hàng vạn người về đây chiêm bái.

Đến với bảo tàng Quang Trung Bình Định du khách như được ngược dòng lịch sử về một thời oanh liệt, cùng với đó là tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường bất khuất và những chiến công hiển hách lừng lẫy. Nếu có dịp đến vùng đất Bình Định bạn nhất định phải ghé thăm nơi đây một lần để chiêm ngưỡng, tìm hiểu những di tích lịch sử và nét văn hóa độc đáo của những người con đất võ.

Source: https://dichvuxunau.com/bao-tang-quang-trung/

Xem thêm: 

https://www.deviantart.com/dichvuxunau/journal/Bao-tang-Quang-Trung-Quy-Nhon-Binh-Dinh-958498945

https://twitter.com/dichvuxunau/status/1647936052127219712

https://www.academia.edu/100323535/B%E1%BA%A3o_t%C3%A0ng_Quang_Trung_huy%E1%BB%87n_T%C3%A2y_S%C6%A1n_B%C3%ACnh_%C4%90%E1%BB%8Bnhhttps://www.behance.net/gallery/168568861/Bao-tang-Quang-Trung-huyen-Tay-Son-Binh-Dinhhttps://dichvuxunau.wixsite.com/home/post/bao-tang-quang-trung-quy-nhon-binh-dinh

https://www.pearltrees.com/dichvuxunau#item513232640

https://blogfreely.net/dichvuxunau/bao-tang-quang-trung-quy-nhon-binh-dinh

https://www.tumblr.com/dichvuxunau/714856758916628480/bao-tang-quang-trung-quy-nhon-binh-dinh

https://dichvuxunau.edublogs.org/2023/04/17/bao-tang-quang-trung-quy-nhon-binh-dinh/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Review Tháp Đôi Quy Nhơn Bình Định kiến trúc Chămpa cổ

Tháp Đôi Quy Nhơn   là một trong các công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc của người Chăm còn lại trên đất Bình Định. Mỗi năm, Tháp Đôi thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách trong và ngoài nước đến để tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử kỳ bí của vương quốc Champa. Hãy cùng   dichvuxunau.com   trải nghiệm và khám phá những điều tuyệt vời tại   Tháp Đôi Quy Nhơn   này nhé. Tháp Đôi Quy Nhơn công trình kiến trúc độc đáo của người Chăm Địa chỉ Tháp đôi Quy Nhơn ở đâu? Tháp Đôi  tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Vì Tháp nằm trên vùng đất thuộc làng Hưng Thạnh xưa nên còn có tên gọi khác là  tháp Hưng Thạnh , còn trong tiếng J'rai gọi là SRI BANOI là khu tháp của Chăm Pa. Toàn bộ khuôn viên tháp có diện tích khoảng 6.000 m2 với thảm cỏ xanh mướt. Tháp Đôi là một trong tám cụm tháp cổ Champa hiện còn ở tỉnh Bình Định và đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1980. Tháp Đôi được xây dự
Kỳ Co Quy Nhơn được ví như Maldives của Việt Nam, nơi đây được tạo hóa ban tặng cho vẻ đẹp hoang sơ nhưng kì vĩ, bãi cát vàng trải dài mềm mại như dãi lụa ôm trọn lấy biển và làn nước trong xanh có thể nhìn thấy từng đàn cá bơi lội từ xa. Đến tham quan đảo Kỳ Co Quy Nhơn cùng với gia đình đặc biệt nếu có trẻ nhỏ, mọi người sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời bên nhau ở nơi được xem là thiên đường du lịch quên lối về. Khu du lịch Kỳ Co Quy Nhơn Đảo Kỳ Co Quy Nhơn ở đâu? đi bằng cách nào? Bãi Kỳ Co thuộc địa phận xã Nhơn Lý, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 25 km về phía Đông Bắc. Kỳ Co Quy Nhơn là một điểm du lịch có bãi biển đặc biệt, đường bờ biển cong như lưỡi liềm với 3 mặt giáp núi và 1 mặt giáp biển. Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn có thể thuê xe máy hoặc taxi đến Eo Gió rồi lựa chọn 1 trong 2 cách sau di chuyển để đến với bãi biển Kỳ Co. Kỳ Co - Thiên đường biển đảo Quy Nhơn Cách 1: Thuê cano đi Kỳ Co. Sức chứa mỗi cano khoảng từ 12 – 35 khách,

Ghềnh Đá Đĩa hay Gành Đá Đĩa Phú Yên nằm ở đâu

Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên được thiên nhiên ban tặng cho những cảnh quan tuyệt đẹp với cấu trúc độc đáo và hùng vỹ, nhìn từ xa trông giống như một tổ ong khổng lồ giữa đất trời. Khi đến đây du khách sẽ được đắm mình trong khung cảnh nên thơ lãng mạn với “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”. Tuy nhiên, du khách băn khoăn không biết khu du lịch ghềnh đá đĩa nằm ở đâu? Kiệt tác thiên nhiên kỳ thú này xuất hiện từ khi nào? Đường đi có khó khăn không? Sẽ được dichvuxunau.com giải thích tường tận ở bài viết dưới đây nhé! Khu du lịch Ghềnh đá đĩa - một tuyệt tác kì vĩ của tạo hóa Sự hình thành Ghềnh Đá Đĩa Ghềnh Đá Đĩa còn được gọi là Gành Đá Đĩa hay Ghềnh Đá Dĩa là một danh thắng thiên nhiên nằm tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Cảnh sắc nơi đây được hình thành cách đây khoảng 200 triệu năm, khi các dòng nham thạch nóng chảy phun trào từ quá trình hoạt động của núi lửa ở cao nguyên Vân Hòa (cách 30 km), gặp nước biển lạnh cùng với hiện tượng di ứng lực nên đông cứng v